1. Vị trí và cấu trúc cổ tử cung
Vị trí: Cổ tử cung nằm ở vị trí cuối cùng của tử cung có đường kính khoảng trên dưới 3cm. Để dễ hình dung, cổ tử cung giống như một đường hầm dài nối liền âm đạo và tử cung.
Cấu tạo: Cấu tạo của cổ tử cung là một lỗ tròn nhỏ, có thể thay đổi kích thước trong từng giai đoạn của cơ thể như: ngày trứng rụng, ngày kinh nguyệt hay thời điểm sinh nở. Cổ tử cung chia làm 2 phần là cổ trong và cổ ngoài.
Chức năng: Cổ tử cung được ví như cánh cổng để ngăn chặn các mầm bệnh xâm nhập từ âm đạo vào tử cung, đồng thời cũng là nơi đưa máu kinh, sản dịch ra bên ngoài. Ngoài ra, cổ tử cung còn có chức năng sản xuất ra dịch nhầy, tạo môi trường thuận lợi giúp tinh trùng di chuyển dễ dàng về phía buồng trứng.
Trong quá trình mang thai, cổ tử cung sẽ tự động đóng chặt lại để bảo vệ thai nhi và đến thời điểm chuyển dạ sẽ mềm dần và giãn nở to hơn, sẵn sàng cho quá trình đẻ thường của thai phụ.
2. Nguyên nhân cổ tử cung ra máu
Dấu hiệu cổ tử cung ra máu hay còn gọi là xuất huyết cổ tử cung:
– Máu chảy thành mảng hoặc có lốm đốm khi chưa phải ngày kinh nguyệt hoặc sau quan hệ
– Đến kỳ kinh nghuyệt nhưng máu chảy nhiều hơn bình thường hoặc chảy ồ ạt
– Bị rong kinh bất thường không rõ nguyên nhân
– Kỳ kinh đến sớm hơn nhiều sơ với bình thường
Xuất huyết cổ tử cung có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng sẽ đặc biệt cần lưu ý khi có hiện tượng chảy máu âm đạo trong thời kỳ mang thai hoặc xuất huyết kèm các dấu hiệu bện lý khác. Nguyên nhân của hiện tượng chảy máu cổ tử cung có thể là:
– Do polyp cổ tử cung
– Bệnh lạc các tế bào nội mạc cổ tử cung
– U xơ, u nang tử cung
– Thai ngoài tử cung
– Ung thư cổ tử cung
– Chảy máu do thăm khám hoặc điểu trị các bệnh liên quan đến tử cung
Khi nào cần đi khám nếu cổ tử cung bị chảy máu
Bất kỳ phụ nữ nào cũng có thể bị xuất huyết âm đạo do: kinh nguyệt, do các loại u lành tính, ác tính, do lạc nội mạc tử cung, v…v… Tuy nhiên, khi nào xuất huyết được coi là nguy hiểm và khi nào được chuẩn đoán là bình thường thì không phải ai cũng biết.
Các trường hợp chưa cần phải đi khám cổ tử cung bị ra máu ngay
– Trong giai đoạn đầu của thai kỳ (từ tuần thứ 3- tuần thứ 8), nhiều thai phụ thấy hiện tượng xuất huyết ở âm đạo. Tuy nhiên lượng máu không nhiều, màu sắc hồng nhạt hoặc nâu sậm thì có thể đấy chỉ là hiện tượng bình thường, dân gian hay gọi là “máu báo” mang thai. Nếu mẹ bầu thấy xuất huyết như trên mà cơ thể vẫn khỏe mạnh, không có các dấu hiệu mệt mỏi hay bất thường nào khác thì không nhất thiết phải đến phòng khám ngay.
– Sau khi khám trong. Gần cuối thai kỳ, các bác sĩ sẽ tiến hành khám trong để xác định độ giãn nở của cổ tử cung. Cách khám trong là bác sĩ sẽ dùng 1-2 ngón tay đưa sâu vào bên trong âm đạo, nhằm kiểm tra độ mềm và mở của cổ tử cung. Động tác này sẽ cọ xát và kích thích cổ tử cung, từ đó gây ra chảy máu. Hiện tượng chảy máu sau khi khám trong sẽ không được coi là nguy hiểm nếu như: lượng máu ra ít, chỉ ra một lúc rồi dừng, không kèm các triệu chứng đau bụng, đau rát âm đạo dữ dội hoặc xuất hiện các cơn co tử cung dồn dập. Như vậy, việc khám cổ tử cung ra máu sau khi khám trong có thể được coi là việc chưa cấp bách nếu như thai nhi vẫn khỏe mạnh và mẹ bầu không gặp các vấn đề gì về sức khỏe.
Cần nhanh chóng đi khám cổ tử cung bị ra máu nếu kèm các dấu hiệu
Ngoài các trường hợp bị chảy mảu cổ tử cung nêu trên, các trường hợp xuất huyết cổ tử cung khác cần kịp thời đi thăm khám ngay như:
– Chảy máu bất thường không vì lý do gì. Nếu bạn chưa đến kỳ kinh nghuyệt, cũng không trong giai đoạn thai sản, việc chảy máu cổ tử cung bất thường có thể là dấu hiệu của một số bệnh như polyp cổ tử cung, vỡ u nang tử cung hay nghiêm trọng hơn là ung thư cổ tử cung.
– Chảy máu sau khi quan hệ, có cảm giác đau đớn lúc quan hệ. Nếu bạn bị chảy máu sau khi quan hệ có thể bạn đã bị mắc phải một trong những vấn đề như: U xơ, viêm lộ tuyến cổ tử cung, polyp lạc nội mạc cổ tử cung. Trong một vài trường hợp, chảy máu sau khi quan hệ có thể là dấu hiệu của ung thư.
– Âm đạo ra nhiều khí hư lẫn với máu một cách bất thường. Khí hư âm đạo là dịch tiết bình thường của cơ thể, lượng có thể tăng nhiều trước mỗi kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, dịch âm đạo ra nhiều kèm máu, đặc biệt là xuất hiện mùi khó chịu có thể là dấu hiệu của các bệnh: viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm âm đạo vùng chậu, bệnh suy tuyến giáp và suy gan.
– Xuất huyết đồng thời với cảm giác đau bụng. Đây có thể là dấu hiệu của việc chửa ngoài tử cung hoặc sảy thai. Nếu là chửa ngoài tử cung, người bệnh có thể kèm theo một số những triệu chứng của thai nghén như nôn, buồn nôn, đi tiểu nhiều và chậm kinh. Đau bụng là báo hiệu của việc thai đang làm tổ không đúng chỗ. Đây là trường hợp cần được đi thăm khám ngay, tránh vỡ túi thai sẽ gây nguy hiểm cho thai phụ.